top of page

​ANTIGONE-ÂM MÙ Sophocles

Logo X+X PARIS2.png
logocomplex.png
GI_Logo_horizontal_green_PMS_Coated.png
Union Hub white.png
saison-white.png

ANTIGONE- ÂM MÙ  Discord Version

Dự án Antigone - Âm Mù tài trợ bởi Viện Goethe và Antigone Saison

Sản xuất video của Antigone - Âm Mù được hỗ trợ bởi Complex 01, Creative Gara và Union Hub

Đạo diễn / Thiết kế không gian / Thiết kế ánh sáng Hà Nguyên Long

Diễn viên Trần Thiên Tú - Hồng Ma - Phạm Bảo Ngọc - Trần Quang Huy - Nguyễn Duy Anh Tuấn

- Nguyễn Thu Hậu - Minh Ánh - Yết Yết - Lê Minh Tâm - Hương Trà - Nguyễn Bình Minh

 

Concept dàn dựng  Hà Nguyên Long - Nguyễn Quang Kiếm

Kịch bản Tương tác  Hồng Ánh - Nguyễn Bình Minh - Trần Hiền Mai

Soạn nhạc / Thiết kế âm thanh / Quản lý kỹ thuật âm thanh Nguyễn Nhung (với sự hợp tác của Maria Papadomanolaki)

Dựng phim Trịnh Quang Linh

Biên tập âm thanh Đờ Tùng

Quản lý dự án Nguyễn Quang Kiếm

Tư vấn kỹ thuật sản xuất video Nguyễn Bình Minh - Nguyễn Quang Kiếm

Thiết kế trang phục LOONY hỗ trợ bởi Hatter Minh

Quản lý sân khấu Phạm Ngọc Minh Thư

Quản lý truyền thông Vũ Hoàng Long hỗ trợ bởi Lê Minh Tâm - Nguyễn Bình Minh

Thiết kế đồ họa Sam Nguyễn

Kỹ thuật viên âm thanh Cao Lê Hoàng - Trần Uy Đức - Tùng Lê - Việt Hưng - Hoàng Hải - Hạnh Thơ - Đờ Tùng

Trợ lý quản lý sân khấu Phan Đinh Linh Chi - Hoàng Thảo - Trần Minh Quang - Linh Lan - Trần Thu Thủy

- Nguyễn Trần Thiên Hân - Bùi Kiên Trung - Taia - Quang Sinh Tồn

Chuyên viên trang điểm Nguyễn Mỹ Linh - Đinh Thị Ngọc Mai - Nguyễn Minh Luyên

 

Văn bản dịch Hà Nguyên Long, hiệu đính Út Quyên

Phụ đề video  Trịnh Quang Linh

KHÔNG GIAN TƯƠNG TÁC: BÊN NGOÀI SÂN KHẤU VÀ XA HƠN THẾ NỮA

Antigone - Âm Mù không nằm trọn vẹn bên trong không gian sân khấu như một vở kịch thông thường. Chúng tôi tin rằng kịch nghệ còn có thể đi xa hơn thế. Một không gian mới sẽ được mở ra bên cạnh không gian biểu diễn của Antigone - Âm Mù, đẩy mạnh sự tham gia của người người xem vào thế giới tự sự của vở kịch: không gian tương tác. 

Toàn bộ không gian tương tác sẽ được chúng tôi xây dựng dựa trên Discord, một nền tảng giao tiếp và tương tác kỹ thuật số. Dựa trên nền tảng Discord, chúng tôi sẽ tạo dựng nên một không gian ảo mô phỏng một xã hội dựa trên xã hội Hy Lạp cổ đại với những yếu tố hiện đại đan xen, với khán giả đóng vai trò như là các công dân bên trong xã hội này. Họ vừa là người tiếp nhận thông tin, vừa là người tham gia xây dựng các dòng tự sự tuyến tính và phi tuyến tính bên trong xã hội ảo này, thông qua việc thảo luận - lên tiếng - bỏ phiếu… và rất nhiều tính năng tương tác khác nữa. 

Khán giả được khuyến khích để điện thoại và thiết bị cá nhân ở chế độ thông báo mở trong suốt thời gian diễn ra vở kịch, nhằm đảm bảo sự tương tác của khán giả với không gian kỹ thuật số này được đẩy lên mức cao nhất có thể. 

Thông qua nền tảng tương tác này, chúng tôi mong muốn mở ra những "không gian" nội dung khác nhau bên cạnh những gì khán giả được xem trước mắt. Những “không gian" này diễn biến song song với thực tại sân khấu, hướng đến những trải nghiệm song song và tách biệt cho từng nhóm khán giả khác nhau. Đồng thời, hành vi tương tác của khán giả với diễn viên, cũng như khán giả với những khán giả khác còn mở ra ẩn dụ về tính hai mặt của sự xâm phạm, sự mờ đi của ranh giới giữa tính công cộng và tính riêng tư. 

Màn hình máy tính cá nhân và điện thoại thông minh giờ đây không chỉ là thiết bị thông tin cá nhân đơn thuần, mà còn là cánh cổng mở đến điểm nhìn cho phép từng khán giả theo dõi những diễn viên và những khán giả khác, và nhắc nhở rằng chính họ cũng đang bị quan sát bởi những khán giả còn lại. Không một ai đứng bên ngoài ánh nhìn của người khác ở Thebes tàn bạo diệu kỳ của Antigone - Âm Mù

 

DÀN DỰNG CHO MỘT BỐI CẢNH SÂN KHẤU IMMERSIVE 

Antigone - Âm Mù là một trải nghiệm sân khấu immersive, trong đó không gian thực tồn tại song song với những không gian ảo. Vậy trước hết, không gian trình diễn sân khấu - không gian “thực" - sẽ được chúng tôi dàn dựng như thế nào?

 

Chúng tôi muốn đem lại cho khán giả sự tự do trong việc tập trung trải nghiệm của mình vào bất cứ yếu tố nào của vở kịch, không còn phải cố định góc nhìn tại mọi thời điểm. Khán giả từ đó sẽ được gợi mở những trải nghiệm cảm xúc khác nhau và những hình dung khác nhau về nhân vật.

Sân khấu Antigone - Âm Mù sẽ nhấn mạnh vào các chủ đề khác nhau trong văn bản kịch: sự mắc kẹt, sự đảo lộn, và những gì còn sót lại hậu - sự - kiện. Không gian sân khấu cũng sẽ tập trung vào bầu không khí xung quanh cái chết, sự hiến tế, những lời nguyền và những sự kiện không thể bị đảo ngược. Các nhân vật chính của Antigone đều nằm trong mối quan hệ không thể tách rời với người đã chết, với cái chết, với định mệnh. Họ bị đặt và tự đặt mình vào trong những trạng thái đảo lộn với nhau: họ sống ở thế giới của người đã chết, và chết ở thế giới của người đang sống .

Định mệnh mà các nhân vật bị trói buộc vào, những lời sấm truyền mà họ phải nhận lấy, và những cái chết không thể tránh khỏi, và còn điều gì nữa đang chờ đợi họ trong Antigone: Âm Mù?
 

MỘT GÓC NHÌN CỦA CHÚNG TÔI VỀ KỊCH BẢN ANTIGONE

Kịch nghệ không tồn tại riêng rẽ dưới dạng kịch bản trên những trang giấy. Kịch luôn luôn có một phần đời sống của riêng nó trong hoạt động biểu diễn và dàn dựng. Đối với tư cách là những người dàn dựng nhu chúng tôi, việc hiểu được kịch bản một cách sâu sắc là điều vô cùng quan trọng, và cùng với nó là hiểu về kịch nghệ cũng như các dàn dựng trước đó của vở kịch. 

Với Antigone - Âm Mù, tiêu chí tiếp cận đầu tiên của của chúng tôi với văn bản là cố gắng duy trì sự trung thành với bản gốc Antigone của Sophocle, hoặc trong nhiều trường hợp là bản dịch. Chúng tôi chủ động dịch và biên dịch thông qua tham khảo nhiều bản dịch tới từ ít nhất hai ngôn ngữ trở lên, cố gắng đặt tác phẩm gốc vào bối cảnh của nó, khảo sát những yếu tố nội dung chủ đạo của văn bản và khuyến khích các thành viên tham gia cảm nhận - liên hệ các yếu tố này với bản thân. Quá trình này giúp chúng tôi gợi mở những khả năng chuyển thể tác phẩm vào bối cảnh và hoàn cảnh hiện tại một cách tự nhiên mà không cần phải áp đặt một cách lý tính. Chúng tôi cũng muốn tạo điều kiện cho những ý tưởng được hình thành từ mối liên hệ sâu sắc giữa tác phẩm và những người sáng tạo, qua đó tạo ra những yếu tố có tính độc bản cho vở dàn dựng. 

Một ưu tiên khác nữa của chúng tôi là khơi gợi sự tò mò, mở ra những trải nghiệm mới, các kết nối mới với các nhóm khán giả, đặc biệt là các nhóm khán giả trẻ. Do đó, cách tiếp cận kịch bản của chúng tôi cũng sẽ có những ý tưởng mới mẻ xuất phát từ những nội hàm của tác phẩm và bản thân nhân vật Antigone, mà tiêu biểu là việc sử dụng hai kịch bản song song: Kịch bản sân khấu và Kịch bản tương tác. Trải nghiệm xem kịch của khán giả không chỉ dừng lại ở không gian sân khấu trước mắt, mà còn diễn ra trong các chiều không gian khác và song song với thực tại biểu diễn. Các trải nghiệm này cũng sẽ tách biệt với từng nhóm khán giả, hé mở các kết cục và trải nghiệm khác nhau. Việc tạo ra hai phần nội dung diễn biến song song sẽ nhằm thử nghiệm về những khả thể mới, cũng như thử nghiệm khả năng tương tác của kịch nghệ với khán giả hiện đại.

 

SINGULARITY - MỘT TIẾP CẬN TRIẾT HỌC

Mọi thứ sẽ thật kỳ dị khi không gian biểu diễn và đời sống trùng khít vào nhau, và đó cũng là một chủ đề triết học mà ekip vở kịch theo đuổi - Singularity (Điểm kỳ dị). Về lý thuyết mà nói, Điểm kỳ dị là nơi dòng thời gian như chúng ta biết chính thức dừng lại. Điều đó có nghĩa là ý niệm về khoảnh khắc, hành động, không gian và thời gian của chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn. Một khoảnh khắc ở nơi thời gian dừng lại sẽ kéo dài mãi mãi, như vậy cảm thức giữa sự sống và cái chết - hai yếu tố liên tục ám ảnh trong câu chuyện - sẽ không còn có thể được phân biệt. Dường như những tình tiết trong nguyên tác sẽ được xướng lên dưới một ánh sáng mới, khi khán giả tự hỏi PolyneicesAntigone sống hay chết khi không có tang lễ, và số phận của Creon ra sao khi sân khấu chính trị của ông sụp đổ. Hay những tranh cãi giữa pháp luật của con người và luân lý của thánh thần có còn có nghĩa nữa hay không khi cái sinh và cái diệt lẫn vào làm một…

 

Tình cảnh này khá giống với đời sống của chúng ta trong thời đại của công nghệ, big data và mạng xã hội. Sự sống và cái chết có ý nghĩa gì khi dữ liệu về cuộc đời ta không thể bị chôn vùi, và những tấn bi kịch về đời người không thể bị lãng quên? Là đạo diễn quyết định hành động cho nhân vật của chính mình, là người kể chuyện cho tuyến truyện của chính mình, quên và nhớ không đơn thuần chỉ là những phản ứng giản đơn của người xem, mà chúng còn là những quyết định phức tạp - tôi sẽ sống ra sao, sẽ gìn giữ, và phản bội ký ức của chính mình như thế nào ở Singularity?

Sự hỗ trợ của nền tảng Discord là câu trả lời cho những yêu cầu đầy khó nhọc trên của ekip Antigone - Âm Mù. Song song với việc quan sát những tình tiết chính của vở kịch, người xem được “nhập vai” thành những công dân thành Thebes, nhưng trong một văn cảnh “kỳ dị” hơn - làm user. Đúng, về nội hàm triết học của mình, Singularity ám chỉ một ngày tận thế công nghệ trong đó thế giới cũ với những lẽ thường cũ đã chìm vào quên lãng, nhường chỗ cho một thế giới mới nơi loài người “di cư” lên không gian ảo. Làm user thành Thebes, khán giả sẽ được tương tác và bàn luận trực tiếp với những user khác về những gì mình đang chứng kiến. Đó là một sự “upgrade” lớn về góc nhìn cho người xem. Vì trước đây trong những sân khấu truyền thống, khán giả chỉ có thể nhìn trực tiếp vào vở kịch từ một góc nhìn, thì ở Antigone - Âm Mù, họ được trải nghiệm một “lát cắt ngang” về tính đồng thời (simultaneity). Họ vừa biết trong lát cắt này của thời gian, vở kịch đang diễn ra tình tiết gì, và toàn bộ phần còn lại của thành Thebes làm việc gì khác

IMMERSIVE THEATRE LÀ GÌ?

Immersive theatre là một khái niệm còn tương đối mới lạ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về immersive theatre ở thời điểm hiện tại, nhưng hầu như tất cả đều nhấn mạnh vào việc tăng tính dấn sâu của người xem vào bên trong trải nghiệm sân khấu dành cho họ. Immersive theatre thường tập trung vào bốn yếu tố chính: không gian, cảm giác, chuyển động, và thời gian. Để đạt được điều này, immersive theatre thường bao gồm một hoặc nhiều yếu tố như sân khấu tương tác, sân khấu ứng tác, hay sân khấu với một địa điểm cụ thể.

Trong immersive theatre, khán giả không chỉ là những người thụ động đứng ngoài cuộc, mà có thể chủ động tham gia kiến tạo trải nghiệm sân khấu dành cho mình. Họ có thể được khám phá những không gian xung quanh vở trình diễn bên trong một ranh giới có sẵn, hoặc trực tiếp tương tác với chính môi trường xung quanh và diễn viên. Ranh giới giữa diễn viên và khán giả trở nên mờ nhạt, xoá nhoà đi khoảng cách giữa không gian trình diễn tới khán đài (hay “không gian thực tại” của khán giả). 

Vậy nếu tất cả mọi người đều tham gia vào buổi trình diễn và không ai thực sự là “khán giả", liệu đây có còn là một vở kịch nữa không? Không hẳn. Immersive theatre vẫn sẽ bao hàm những sự dàn dựng nhất định từ phía ê-kíp sản xuất, tuy nhiên người xem phải có một ảnh hưởng nhất định lên tính tự sự của vở diễn để có thể gọi là immersive theatre. Các hình thức dàn dựng của immersive theatre do đó chỉ có chỉ có thể đem lại những trải nghiệm tốt nếu như người xem với một tinh thần cởi mở, cam kết tuân thủ những ranh giới đã được đặt ra, và chủ động dấn thân vào bên trong câu chuyện. Có như vậy, immersive theatre mới có thể thúc đẩy việc xoá bỏ các ranh giới trong sân khấu truyền thống, và tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ cho người xem.

bottom of page