top of page

​ANTIGONE-ÂM MÙ Sophocles
SỰ KIỆN TRÌNH CHIẾU ANTIGONE- ÂM MÙ. 

Logo X+X PARIS2.png
GI_Logo_horizontal_green_PMS_Coated.png
logocomplex.png
Union Hub white.png
saison-white.png

Hội trường Viện Goethe    Thứ 7, ngày 4 tháng 12 2021

Dự án Antigone - Âm Mù tài trợ bởi Viện Goethe và Antigone Saison

Sản xuất video của Antigone - Âm Mù được hỗ trợ bởi Complex 01, Creative Gara và Union Hub

Đạo diễn / Thiết kế không gian / Thiết kế ánh sáng Hà Nguyên Long

Diễn viên Trần Thiên Tú - Hồng Ma - Phạm Bảo Ngọc - Trần Quang Huy - Nguyễn Duy Anh Tuấn

- Nguyễn Thu Hậu - Minh Ánh - Yết Yết - Lê Minh Tâm - Hương Trà - Nguyễn Bình Minh

 

Concept dàn dựng  Hà Nguyên Long - Nguyễn Quang Kiếm

Kịch bản Tương tác  Hồng Ánh - Nguyễn Bình Minh - Trần Hiền Mai

Soạn nhạc / Thiết kế âm thanh / Quản lý kỹ thuật âm thanh Nguyễn Nhung (với sự hợp tác của Maria Papadomanolaki)

Dựng phim Trịnh Quang Linh

Biên tập âm thanh Đờ Tùng

Quản lý dự án Nguyễn Quang Kiếm

Tư vấn kỹ thuật sản xuất video Nguyễn Bình Minh - Nguyễn Quang Kiếm

Thiết kế trang phục LOONY hỗ trợ bởi Hatter Minh

Quản lý sân khấu Phạm Ngọc Minh Thư

Quản lý truyền thông Vũ Hoàng Long hỗ trợ bởi Lê Minh Tâm - Nguyễn Bình Minh

Thiết kế đồ họa Sam Nguyễn

Kỹ thuật viên âm thanh Cao Lê Hoàng - Trần Uy Đức - Tùng Lê - Việt Hưng - Hoàng Hải - Hạnh Thơ - Đờ Tùng

Trợ lý quản lý sân khấu Phan Đinh Linh Chi - Hoàng Thảo - Trần Minh Quang - Linh Lan - Trần Thu Thủy

- Nguyễn Trần Thiên Hân - Bùi Kiên Trung - Taia - Quang Sinh Tồn

Chuyên viên trang điểm Nguyễn Mỹ Linh - Đinh Thị Ngọc Mai - Nguyễn Minh Luyên

 

Văn bản dịch Hà Nguyên Long, hiệu đính Út Quyên

Phụ đề video  Trịnh Quang Linh

ANTIGONE - ÂM MÙ : SỰ KIỆN TRÌNH CHIẾU

 

Nếu Vua Oedipus để lại cái kết là một xác chết với vết thương hở miệng, Oedipus ở Colonus đóng vai trò như một gợi nhớ, một hé lộ, thì với Antigone, qua thời gian, xác chết ấy đã thâm tím, phần nào phân huỷ, nhưng máu vẫn chưa hết rỉ ra từ vết thương cũ, và Người ta vẫn đang đâm vào cái xác ấy, nhiều lần, nhưng máu sẽ không còn để rỉ ra được nữa. Và có cảm giác rằng, ngoài các nhân vật ra, trong vũ trụ chung bao gồm, chúng ta và các vị thần, chẳng ai thực sự quan tâm cả. Tác phẩm kết thúc một Trilogy gợi cho người ta cảm giác về một sự kiện không còn quan trọng nữa, khẳng định một hệ quả không còn thay đổi được nữa, một niềm nuối tiếc và bất lực. Từng cảnh của Antigone như một lớp nội dung trong suốt có thể được “đọc” chồng đè lên nhau, để nhận ra rằng các nhân vật có vẻ như đang mắc kẹt trong những gì mà họ nói, và người khác nói. Như khi Creon lần đầu nói về hai xác chết của hai người anh của Antigone vào đầu vở, ông đang nói về chính cái chết của con trai ông và vợ ông vào cùng ngày đó. Một sự công bằng được thao tác  đối xứng và nhanh chóng.

 

Khi hai người họ bỏ mạng bởi một định mệnh kép,

trong một ngày đâm và bị đâm 

vấy bẩn cơ thể người kia bằng vũ khí của nhau,(...)” - Creon

“ Càng nhanh càng tốt.

Các vị thần không chậm trễ khi họ giáng cơn thịnh nộ xuống những người lạc lối đâu.” - Chorus

 

Sự xuất hiện trong không gian thực của diễn viên hoàn toàn được thu hình trước và trình chiếu tại không gian trải nghiệm chung. Không gian buổi chiếu gợi cảm quan về một không gian hậu-sự kiện, một không gian của những gì còn sót lai. Sự xuất hiện của diễn viên duy nhất trong không gian ảo liên kết ý niệm về sự mất đi. "Antigone" không còn nữa, chỉ còn sự phóng chiếu lại, sự kể lại, sự phát lại.

Buổi chiếu đề xuất một cách tiếp cận không gian có tính trải nghiệm sân khấu khác (dù mối quan hệ diễn viên - khán giả không trực tiếp), một không gian có tính căn bản của trải nghiệm sân khấu - theo nghĩa sự tương tác trực tiếp của con người với nhau trong không gian thực là yếu tố côt yếu. Khán giả trải nghiệm các yếu tố có tính sân khấu trực tiếp trong một không gian immersive dành riêng cho họ như khói, âm thanh, ánh sáng...cùng nhau. Theo một cách nào đó, mối tương quan giữa khán giả với nhau thay thế cho mối quan hệ diễn viên - khán giả.

bottom of page